Tiết lộ bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà chi tiết nhất

Hướng dẫn - Không gian xanh - 2 năm trước

Tiết lộ bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà chi tiết nhấtCây cảnh đặt trong nhà sẽ có cách chăm sóc khác với cây cảnh đặt ngoài trời hay trồng ở vườn. Bởi các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm sẽ khác nhau,...

Tiết lộ bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà chi tiết nhất

Cây cảnh đặt trong nhà sẽ có cách chăm sóc khác với cây cảnh đặt ngoài trời hay trồng ở vườn. Bởi các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm sẽ khác nhau, vì vậy việc chăm sóc cũng sẽ cầu kỳ hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn cách chăm sóc cây cảnh trong nhà để bạn tham khảo, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn đó.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh trong nhà

1. Ánh sáng khi chăm sóc cây cảnh trong nhà

Để chăm sóc cây cảnh trong nhà, yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý đó là ánh sáng. Vậy ánh sáng nào phù hợp để cây phát triển. Tùy từng đặc điểm của mỗi loại cây sẽ có lượng ánh sáng khác nhau. Có những loại cây cảnh chịu được ánh sáng thấp, nhưng có những cây cảnh cần ánh sáng tự nhiên mới phát triển được.

Tuy nhiên dù là những cây có khả năng chịu ánh sáng thấp thì vẫn phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây phát triển. Nếu bạn đặt cây cảnh trong phòng khách, bạn nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng. Hoặc bạn nên đặt cây phơi nắng 2 – 3 giờ mỗi tuần để cây phát triển tự nhiên.

Ánh sáng ‘mạnh’ thường xuất hiện ở phía trước các cửa sổ hướng nam, cửa sổ lớn ở phía đông hoặc phía tây không bị cản trở. Các cửa sổ nhỏ ở phía đông hoặc phía tây không có gì cản trở cung cấp ánh sáng ‘trung bình’. Cửa sổ phía bắc và những cửa sổ có kính mờ chỉ cung cấp ánh sáng ‘thấp’. Cây của bạn sẽ chỉ nhận được ánh sáng thấp nếu chúng cách hơn 2 mét so với cửa sổ bất kỳ hướng nào.

Chăm sóc cây cảnh trong nhà đơn giản hơn nhiều bởi cây không cần ánh nắng mặt trời trực tiếp, lại kỵ nắng gắt. Thay vào đó, chỉ nên đặt cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp như cửa sổ, ban công, … Hoặc dùng đèn huỳnh quang để chiếu cho cây.

Bằng cách đặt đèn nhân tạo (như đèn LED), bạn có thể mang những cây ưa ánh sáng vào nhà. Chỉ cần sử dụng đèn LED màu xanh cho những cây cảnh lá màu và đèn LED màu đỏ cho cây có hoa. Hoặc một mẹo khác là tạo một góc bằng gương để phản chiếu ánh nắng mặt trời để làm sáng các góc tối.

2. Lượng nước cho cây cảnh trong nhà

Yếu tố thứ hai cần lưu ý khi chăm sóc cây cảnh trong nhà đó là lượng nước. Thông thường với cây trồng trong nhà không nên tưới quá nhiều nước. Khi nào bạn thấy đất khô thì lúc đó nên tưới nước là được.

Ngoài ra khi tưới nước cho cây, bạn nên dùng bình phun nước để phun cho cây. Vào mùa hè nên phun ngày 2 lần, mùa đông ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

Tùy vào từng loại cây có khả năng chịu nước khác nhau, đồng thời lượng nước cũng khác nhau để cây phát triển. Bạn có thể chọn những chậu cây phù hợp, có thể dùng chậu cây cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và khả năng thoát nước tốt, không bị chảy nước ra nhà.

3. Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng trong nhà

Lượng phân bón cho cây cảnh khi trồng trong nhà phù hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bạn bón quá nhiều phân, cây nhanh phát triển, làm mất dáng và phá thế. Thậm chí còn làm chết cây.

Nhưng nếu bón quá ít sẽ dẫn đến cây thiếu dưỡng chất, khó phát triển và làm chết cành. Vì vậy, cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.

Ba chất mà cây trồng cần nhất là Nitơ, Kali, Phốt pho. Cây cảnh lá màu cần nhiều Nitơ. Cây cảnh cho hoa cần lượng Kali cao. Phốt pho là chất khoáng tối quan trọng để giúp cây được sinh trưởng tốt, ra hoa nhanh, kết quả sớm.

Đối với cây trồng trong nhà, việc bón phân không nên dùng cách trực tiếp lấy xẻng khoét đất như cây ngoài vườn. Đa số cây đều được trồng chậu nhỏ, làm vậy dễ gây đứt rễ, nứt chậu. Bạn có thể thả phân bón tan chậm trên bề mặt đất để nó từ từ ngấm vào đất sau mỗi lần tưới nước. Hoặc pha loãng phân bón cùng nước sạch và tưới quanh gốc cho cây. Cây trồng thủy sinh thì dùng dung dịch dinh dưỡng pha vào nước theo liều lượng nhất định.

4. Thường xuyên cắt tỉa cây cảnh trong nhà

Khi chăm sóc cây trồng trong nhà cần lưu ý cắt tỉa cây thường xuyên. Xén bớt rễ để rễ không phát triển vượt trội so với chậu làm nứt vỡ chậu. Tỉa lá, cành rậm rạp hoặc héo giúp cây được sạch sẽ, thanh thoát và tránh được lũ sâu bọ côn trùng trú ngụ. Cắt bớt phần cành già cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của cây.

Song song với việc cắt tỉa là hãy chú ý dùng vải mềm lau sạch lá bám bụi bẩn (bởi cây lọc không khí) để cây luôn tươi xanh và phát triển tốt hơn. Nhớ mang bao tay khi bón phân, tỉa lá hoặc lau lá bạn nhé!

5. Trồng lại cây hàng năm

Trồng lại cây hàng năm cũng là cách chăm sóc cây cảnh trong nhà mà bạn nên lưu ý. Cây được trồng lại bởi cây đã quá to so với chậu, bạn nên trồng lại cây ít nhất 1 lần/năm. Thời điểm thích hợp để trồng lại cây đó là màu xuân hay đầu hè, lúc đó thời tiết thuận lợi.

Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Nếu bầu rễ quá chặt và không thể nhấc lên được, sử dụng một con dao lớn để lách vào phần đất sát thành chậu và dưới đáy chậu. Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới xung quanh chậu. Mỗi loại cây phù hợp với từng loại đất khác nhau, vì vậy bạn nên lưu ý tìm hiểu trước khi sang chậu cho cây nhé.

Cách chăm sóc cây cảnh trong nhà không khó, bạn cần lưu ý một số yếu tố trên khi trồng nhé. Đảm bảo các yếu tố trên, cây sẽ phát triển tốt, không bị sâu bệnh và phát triển tươi tốt. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi trồng cây trong cũng như biết thêm được kinh nghiệm chăm sóc cây trong gia đình của mình.

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn

Bài viết mẫu không có giá trị

Bài viết mẫu không có giá trị

Hướng dẫn

Những Loại Thảo Dược Thường Dùng Trong Phòng Xông Hơi

Tác dụng mà xông hơi mang lại là không thể phủ nhận, xông hơi giúp giảm tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn và gia đình sức khỏe tốt hơn, giảm bệnh tật mà không cần tới thuốc men. Xông hơi còn được ưa chuộng nhờ khả năng tiêu mỡ

Hoạt động

Hướng dẫn tham gia vòng quay may mắn

Các chương trình quay thưởng được tổ chức hàng quý, bạn đã biết các tham gia chưa!.

Hướng dẫn

Cách trồng lan hồ điệp – Cách chăm sóc lan hồ điệp

Họ nhà lan được chia thành vài trăm chi khác nhau và hàng ngàn loài tuy nhiên lan hồ điệp lại là loài được biết đến nhiều nhất và phù hợp với mắt nhìn thưởng thức của phần lớn người chơi hoa.

Hướng dẫn

Cách cứu cây hương thảo sắp chết

Hương thảo là loài thực vật ít bị sâu bệnh nhờ mùi thơm mà chúng tỏa ra. Mùi thơm đó hình thành màng bảo vệ thiên nhiên giúp cây chống lại các bệnh sâu hại nghiêm trọng.

Bài viết nổi bật

Hướng dẫn

Cây Hạnh Phúc

Cây Hạnh PhúcKhông chỉ làm đẹp không gian sống, cây Hạnh Phúc còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cũng như giúp gia tăng các mối quan hệ của chủ nhân sở hữu chúng. Cây Hạnh Phúc ...

Hướng dẫn

Cây Dương Xỉ

Cây Dương XỉCây Dương Xỉ (tên khoa học: Nephrolepis cordifolia) thuộc họ Lomariopsidaceae là một loại cây cảnh đẹp, dễ chăm sóc, có chức năng lọc không khí, tạo ra oxy rất tốt cho sức khỏe… Cây Dương ...

Hướng dẫn

Cây Hương Thảo

Thông tin Cây Hương ThảoTên gọi: Hương ThảoChiều cao: 20 – 30 cmCông dụngLà loài cây được ưu thích hiện nay với mùi hương dễ chịu và lan tỏa khắp xung quanh nhà, thường trồng chủ yếu trong chậu và tro...

Hướng dẫn

Cây Lan Ý

Cây Lan ÝKhông khí không trong lành chính là một trong những lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, là nguyên nhân khiến tinh thần học tập và làm việc của bạn đi xuống. Vậy làm cách nào để th...

Hướng dẫn

Cây Dây Nhện

Cây Dây NhệnCây Dây Nhện – Cỏ Lan Chi (tên khoa học: Chlorophytum Comosum) có khả năng hấp thụ tới 85% lượng khí Formaldehyde độc hại trong không khí xung quanh nó… Cây Dây Nhện – “Cây lọc không khí s...