Cây nha đam

Hướng dẫn - Không gian xanh - 2 năm trước

Cây Nha ĐamCây Nha Đam còn gọi là cây Lô Hội (tên khoa học: Aloe Vera) có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại như cacbondioxit, andehyde formic… Không chỉ là vị thuốc ...

Cây Nha Đam

Cây Nha Đam còn gọi là cây Lô Hội (tên khoa học: Aloe Vera) có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại như cacbondioxit, andehyde formic…

Không chỉ là vị thuốc quý chữa bệnh cứu người, cây Nha Đam còn được biết đến như một cây cảnh đẹp và có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành đối với những người yêu cây cảnh.

Mỗi chúng ta chắc không còn xa lạ với cây Nha Đam – một loại cây quý với rất nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống như làm thuốc chữa bệnh, làm đẹp da, thuốc sơ cứu,…. Và gần đây, khi các loại cây cảnh để bàn được ưa chuộng thì loại cây này lại có thêm một nhiệm vụ nữa đó là làm đẹp và là thanh lọc không khí cho không gian nhà bạn.

 

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây

Cây Nha Đam còn có tên gọi là cây Lô Hội (tên khoa học: Aloe Vera). Từ thời xa xưa, nhiều người đã tự hỏi: Cây Nha Đam có tác dụng gì mà được các vua chúa tin dùng đến thế?

Theo truyền thuyết Ai Cập, Nữ hoàng Cleopatra đầy quyền lực đã dùng chính Nha Đam để chế tạo ra một loại mỹ phẩm tự nhiên giúp cho làn da thêm mịn màng, tươi tắn. Còn theo thần thoại Hy Lạp, Đại đế Alexanderos đã chọn loại cây này làm dược phẩm chữa vết thương cho các binh lính trong các cuộc chinh phục của mình.

 

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện những dòng chữ tượng hình còn lưu lại ở những ngôi đền Ai Cập cách đây hơn 3000 năm là vẽ về cây Nha Đam thần kỳ. Những minh chứng trên cho thấy loại cây này đã xuất hiện và được ưa chuộng trên thế giới từ rất lâu.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện những dòng chữ tượng hình còn lưu lại ở những ngôi đền Ai Cập cách đây hơn 3000 năm là vẽ về cây Nha Đam thần kỳ. Những minh chứng trên cho thấy loại cây này đã xuất hiện và được ưa chuộng trên thế giới từ rất lâu.

Ngày nay, tại Việt Nam cây được trồng rất nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang thuộc tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và có mặt ở khắp nơi trên đất nước.

Những đặc điểm hình thái của cây

Vẻ ngoài gai góc đầy thú vị

Cây có gốc và thân hóa gỗ, ngắn, thường mọc thành bụi lớn với chiều cao từ 30 – 60cm.

Lá cây dạng bẹ, không có cuống và mọc thành cụm sát nhau, có màu trải đều từ đậm dần đến xanh nhạt. Mép lá của loài cây này có răng cưa thô nhọn, phần thân của lá mọng nước, bên trong chính là các dưỡng chất làm nên giá trị y học cho cây.

Nha Đam có hoa, hoa của cây Nha Đam mọc ra từ nách lá, có thể phát triển đến độ dài tối đa vài mét với chùm hoa to mọc rủ xuống. Hoa có sáu cánh dính nhau ở phần gốc và sáu nhụy nhỏ cùng tập trung vào giữa bông.

Tuy nhiên, những cây ra hoa chủ yếu là được mọc ở rừng hoặc trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi, ta rất hiếm khi thấy hoa của loài này khi được trồng trong nhà.

Những thành phần dưỡng chất tuyệt vời trong lá cây

Chất nhựa trong suốt bên trong lá Nha Đam khi cô đặc lại sẽ có màu đen, chứa các dưỡng chất như: 23 loại acid amin, các loại vitamin rất cần thiết (B1,B6, B12, acid folic, …), khoáng tố vi lượng (Na, K, P, Fe, Mg, …). Cách sử dụng cây Nha Đam rất quan trọng, nếu bạn sử dụng đúng sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời.

Ngoài ra cây còn có các chất kháng virus và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như các Monosaccharid hay nhóm chất giúp tiêu sưng, giảm dị ứng và làm vết thương mau lành như Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà. Một số enzym trong lá cây còn mang lại cảm giác ăn ngon, chống oxy hóa tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón.

Nên đặt cây Nha Đam ở đâu là phù hợp nhất?

Một chậu Nha Đam nhỏ xinh có thể được trồng dưới dạng cây thủy sinh hay trồng đất và được đặt ở trên ban công, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ nơi đâu trong nhà của bạn đều được. Bởi Nha Đam là loại cây không cầu kỳ về ánh sáng, chỉ cần thi thoảng cho cây ra ngoài để cây hấp thụ ánh sáng tự nhiên, giúp cây có màu xanh đậm, khỏe khoắn hơn.

 

Đặt cây gần nơi làm việc sẽ giúp bạn có thêm cảm hứng, giúp công việc suôn sẻ, đầu óc thoải mái hơn. Do màu xanh mát mắt của loài cây này và những chiếc lá nhọn, cứng cáp mang ý nghĩa của sự kiên cường, mạnh mẽ của con người.

Bạn cũng có thể đặt cây ở phòng ngủ hay trên kệ sách của mình. Đặt ở những vị trí này, cây sẽ giúp không gian của bạn trở nên trong lành hơn, do tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả. Hơn nữa, với hình dáng độc đáo, cây cũng dễ kết hợp với nhiều đồ đạc trong nhà tạo nên những góc nhỏ dễ thương vô cùng

Tác dụng tuyệt vời của cây Nha Đam

Là cây cảnh lọc không khí tuyệt vời

Nha Đam được biết đến như một cây lọc không khí hiệu quả, giúp giải phóng oxy và hút một số loại khí có hại cho cơ thể con người. Cây cũng có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không gian sống của bạn. Nếu nhà bạn có trẻ con, lại càng nên đặt một chậu cây này trong nhà để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính vì cây có khả năng khử được từ tính phát ra từ các thiết bị điện tử trên.

 

Cây Nha Đam trong phong thủy

Với màu xanh lá tươi tắn, Nha Đam giúp mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ. Trong phong thủy, màu xanh của cây mang lại sự thư thái, nhẹ nhàng và khiến cho người tiếp xúc trở nên bình tĩnh xử lý các công việc hơn.

Ngoài Nha Đam, cây Dương Xỉ, cây Cau Tiểu Trâm hay cây Hạnh Phúc cũng đều là những cây cảnh phong thủy được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

 

Cây Nha Đam chữa bệnh gì?

Với các hợp chất có trong thành phần lá cây vừa đề cập ở trên, loại cây này chữa được rất nhiều bệnh cho con người. Nha Đam có thể dùng làm thuốc sát khuẩn, kháng viêm trong những tình huống khẩn cấp. Nhựa cây có tính sát khuẩn và gây tê cao, có thể làm êm dịu vết thương khi bị bỏng nhẹ, khi bị các con côn trùng cắn.

Cây chữa bệnh dạ dày cũng rất hiệu quả. Bài thuốc uống nhựa tươi của lá nha đam có thể trị chứng bệnh viêm loát dạ dày. Khi bị bệnh này, cứ vài giờ uống một thìa canh nhựa tươi Nha Đam lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày một cách tự nhiên.

 

Tinh chất từ phần thịt của nha đam còn giúp làm lành vết thương, trị các bệnh ngoài da, phòng ngừa sỏi niệu, bệnh xơ gan cổ trướng, tiểu đường và cao huyết áp.

Cách trồng và chăm sóc cây Nha Đam tốt nhất

Khi chăm sóc cây Nha Đam, nhiều người sẽ có câu hỏi: tại sao cây Nha Đam bị vàng lá? Đó là vì đây là loại cây không ưa tích nước, nên nếu bạn trồng cây trong đất có khả năng thoát nước kém, cây sẽ dễ bị khô héo, lá sẽ vàng và dễ sẽ bị thối, cây dần sẽ chết.

Cây ưa ánh sáng nhẹ nên có thể đặt trong nhà, tuy nhiên khoảng 3 – 5 ngày cần cho cây ra ngoài ánh sáng để cây quang hợp tốt hơn.

Cây không chịu được lạnh và sương nên nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây là 15 – 35°C.

#Sưu tầm

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn

Bài viết mẫu không có giá trị

Bài viết mẫu không có giá trị

Hướng dẫn

Những Loại Thảo Dược Thường Dùng Trong Phòng Xông Hơi

Tác dụng mà xông hơi mang lại là không thể phủ nhận, xông hơi giúp giảm tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn và gia đình sức khỏe tốt hơn, giảm bệnh tật mà không cần tới thuốc men. Xông hơi còn được ưa chuộng nhờ khả năng tiêu mỡ

Hoạt động

Hướng dẫn tham gia vòng quay may mắn

Các chương trình quay thưởng được tổ chức hàng quý, bạn đã biết các tham gia chưa!.

Hướng dẫn

Cách trồng lan hồ điệp – Cách chăm sóc lan hồ điệp

Họ nhà lan được chia thành vài trăm chi khác nhau và hàng ngàn loài tuy nhiên lan hồ điệp lại là loài được biết đến nhiều nhất và phù hợp với mắt nhìn thưởng thức của phần lớn người chơi hoa.

Hướng dẫn

Cách cứu cây hương thảo sắp chết

Hương thảo là loài thực vật ít bị sâu bệnh nhờ mùi thơm mà chúng tỏa ra. Mùi thơm đó hình thành màng bảo vệ thiên nhiên giúp cây chống lại các bệnh sâu hại nghiêm trọng.

Bài viết nổi bật

Hướng dẫn

Cây Hạnh Phúc

Cây Hạnh PhúcKhông chỉ làm đẹp không gian sống, cây Hạnh Phúc còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cũng như giúp gia tăng các mối quan hệ của chủ nhân sở hữu chúng. Cây Hạnh Phúc ...

Hướng dẫn

Cây Dương Xỉ

Cây Dương XỉCây Dương Xỉ (tên khoa học: Nephrolepis cordifolia) thuộc họ Lomariopsidaceae là một loại cây cảnh đẹp, dễ chăm sóc, có chức năng lọc không khí, tạo ra oxy rất tốt cho sức khỏe… Cây Dương ...

Hướng dẫn

Cây Hương Thảo

Thông tin Cây Hương ThảoTên gọi: Hương ThảoChiều cao: 20 – 30 cmCông dụngLà loài cây được ưu thích hiện nay với mùi hương dễ chịu và lan tỏa khắp xung quanh nhà, thường trồng chủ yếu trong chậu và tro...

Hướng dẫn

Cây Lan Ý

Cây Lan ÝKhông khí không trong lành chính là một trong những lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, là nguyên nhân khiến tinh thần học tập và làm việc của bạn đi xuống. Vậy làm cách nào để th...

Hướng dẫn

Cây Dây Nhện

Cây Dây NhệnCây Dây Nhện – Cỏ Lan Chi (tên khoa học: Chlorophytum Comosum) có khả năng hấp thụ tới 85% lượng khí Formaldehyde độc hại trong không khí xung quanh nó… Cây Dây Nhện – “Cây lọc không khí s...