Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Hướng dẫn - Không gian xanh - 2 năm trước

Lưỡi hổ thuộc nhóm cây mọng nước, không có thân, mọc thẳng đứng, chiều dài từ 30-80 cm. Lá lưỡi hổ dày, cứng, dạng giáo hẹp mọc thành bụi 5-6 lá. Cây lưỡi hổ có khả năng làm sạch không khí, giảm ô nhiễm.

Cây lưỡi hổ Có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Do vậy, cây phù hợp để ở phòng khách, phòng làm việc và làm cây nội thất, nhất là nơi ường xuyên sử dụng máy tính. Lưỡi hổ còn được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác, với hàm ý chúc may mắn, cầu bình an và tài lộc cho người nhận.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ

Tập tính: Cây lưỡi hổ có khả năng chịu được khô hạn, ưa sáng và nhiệt độ ấm áp, tuy nhiên cây cũng có thể sống trong bóng râm. Cây sợ úng nước dư nước. Cây sinh trưởng khỏe mạnh khi được trồng trên loại đất pha cát có tính thoát nước tốt.

Ánh sáng: Cây lưỡi hổ trồng trong chậu không thích hợp đặt ở vị trí thiếu ánh sáng trong thời gian dài, nên thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng. Nếu không, lá cây sẽ trở nên tối màu và cây sẽ thiếu sức sống. Nhưng cũng không nên đột ngột chuyển cây từ vị trí lối ra ngoài nơi có ánh nắng, mà nên có quá trình quá độ.
Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ thích hợp với khí hậu ấm áp. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20-30°C. Cây không chịu được rét, nếu nhiệt độ thấp hơn 13 độ C, cây ngừng sinh trưởng. Để bảo vệ cây sống qua mùa đông, thì nhiệt độ không được thấp hơn 8°c. Khi nhiệt độ thấp, lá sẽ bị thối rữa bắt đầu từ phần cuống, khiến cho cây bị chết. Vì thế, vào mùa đông cần làm tốt công việc giữ ấm, chống rét để giúp cho cây có thể sống sót qua mùa đông. Vào mùa hè, nên để cây ở nơi thoáng gió và tăng cường công tác hạ nhiệt.

Đất trồng: Cây lưỡi hổ có tính thích nghi rất tốt, sức sống bền bỉ không cần phải chăm sóc nhiều. Nếu trồng trong chậu có thể pha trộn 3 phần đất vườn với 1 phần xỉ than để làm đất trồng. Sau đó bón lót bằng một ít bã đậu phụ trộn với phân gia cầm.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Tưới nước: Trồng cây lưỡi hổ, không nên tưới nhiều nước. Chỉ cần giữ cho đất trồng hơi ẩm ướt là được. Tưới nước nhiều sẽ khiến cho lá bị nhạt màu, thậm chí cây bị thối rễ mà chết. Việc tưới nước cần tuân thủ nguyên tắc “có lúc khô có lúc ướt, nhưng khô nhiều hơn ướt”. Đặc biệt vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí đều cao thì dễ khiến cho rễ và củ của cây bị thối. Mặc dù khô hạn trong thời gian dài không khiến cho cây bị khô héo, nhưng cây thiếu nước sẽ khiến cho lá trở nên mỏng và nhỏ lại, mất đi vẻ bóng mượt. Nếu trồng lưỡi hổ ngoài trời thì vào những ngày mưa cần phải kiểm tra xem nước có bị ứ đọng trong nhiều trong chậu hay không. Mùa đông chỉ nên tưới ít nước, việc giữ cho đất trong chậu khô ráo có tác dụng nâng cao khả năng chịu rét của cây.

Bón phân: Cây lưỡi hổ có thể sống trên đất cằn cỗi, lâu ngày bón phân một lần cũng được. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển tốt thì trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bạn cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali kết hợp bón thúc một lần. Bón phân đạm trong thời gian dài sẽ khiến cho vằn trên bề mặt lá trở nên nhạt đi. Đặc biệt là loại cây lưỡi hổ mà vằn có nhiều màu sắc khác nhau, thì cần chú ý tránh chỉ bón nguyên phân đạm. Nếu không, màu sắc sặc sỡ của vằn trên lá sẽ bị phai nhạt và trở thành màu xanh. Vào mùa thu, nên ngừng bón phân đạm, mà cần bón nhiều phân lân và phân kali hơn, để nâng cao khả năng chịu rét của cây. Mùa hè và mùa đông nên ngừng bón phân.

Cắt tỉa, tạo dáng: So với các loài thực vật xanh khác được nuôi trồng ở gia đình, thì cây lưỡi hổ có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Vì thế, khi cây đã mọc đầy chậu, cần phải tiến hành cắt tỉa thủ công, chủ yếu là tỉa bớt những chiếc lá già và lá ở những vị trí mọc quá dày, quá tốt để giúp cho cây có không gian sinh trưởng,
Nhân giống: Để nhân giống cây lưỡi hổ, bạn có thể sử dụng phương pháp giâm lá hoặc tách cây. Thời gian thích hợp cho việc giâm hom là từ mùa xuân đến mùa hè. Cắt lá thành từng khúc có chiều dài 15 cm, sau đó đem giâm vào trong đất cát hoặc mùn cưa, chú ý giữ ẩm. Khoảng 3 tháng sau, có thể mọc rễ. Khi giâm lá lưu ý, không được đặt ngược chiều. Đối với cây con có được bằng phương pháp giâm lá, thì những vằn trên bề mặt lá rất dễ biến mất. Lưu ý, cây lưỡi hổ sọc vàng khi giâm hom từ 1 lá cây mẹ, cây con rất dễ bị mất màu sọc vàng và chuyển thành màu xanh 100%. Để cây ươm giữ được màu sọc vàng từ cây mẹ, bạn nên chọn lá già và để nguyên lá rồi ươm xuống đất., cây con mọc lên sẽ giữ được màu sọc vàng từ cây mẹ.

Nhân giống bằng phương pháp tách cây có thể tiến hành quanh năm. Nhưng tốt nhất nên tiến hành tách cây vào mùa xuân và mùa hè. Khi ở phần gốc của cây trưởng thành mọc ra cây con, có thể cắt và trồng ở chỗ khác, để có được cây mới.

Phòng chống sâu bệnh: Khi chăm sóc cây lưỡi hổ, bạn có thể thấy một số dấu hiệu bệnh thường gặp như:

  • Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.
  • Lá bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.
  • Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.
  • Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.
  • Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.

Để phòng tránh cần có biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải theo sự hướng dẫn.



Bài viết mới nhất

Hướng dẫn

Câu chuyện linh ứng về Quan Thế Âm Bồ Tát

Dưới đây là hai câu chuyện về sự linh ứng Quan Thế Âm Bồ Tát mà NTMKB muốn chia sẻ đến bạn đọc có thể cảm nhận được Người vẫn luôn lắng nghe và dõi theo những tâm nguyện của mình

Hướng dẫn

Câu chuyện cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni và lời tiên tri cho thời đại chúng ta

Đức Phật, Người vốn là ai? Ai có thể trở thành Phật? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng xem câu chuyện cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau đây nhé

Hướng dẫn

Câu chuyện về Cuộc đời Đức Phật

Tóm tắt về cuộc đời và hành trình giác ngộ của Đức Phật

Hướng dẫn

Trách nhiệm xã hội của Phật giáo

GN - LTS. Trung tuần tháng 11 vừa qua, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội thảo quốc tế chủ đề “Phật giáo châu Á và Việt Nam trong tiến trình phát huy văn hóa dân tộc” do Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội phối hợp với Viện Triết học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa

Khuyễn mãi

Khuyến mãi phật pháp 4

Khuyến mãi phật pháp 4

Bài viết nổi bật

Hướng dẫn

Cây Hương Thảo

Thông tin Cây Hương ThảoTên gọi: Hương ThảoChiều cao: 20 – 30 cmCông dụngLà loài cây được ưu thích hiện nay với mùi hương dễ chịu và lan tỏa khắp xung quanh nhà, thường trồng chủ yếu trong chậu và tro...

Hướng dẫn

Cây Hạnh Phúc

Cây Hạnh PhúcKhông chỉ làm đẹp không gian sống, cây Hạnh Phúc còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cũng như giúp gia tăng các mối quan hệ của chủ nhân sở hữu chúng. Cây Hạnh Phúc ...

Hướng dẫn

Cây Dương Xỉ

Cây Dương XỉCây Dương Xỉ (tên khoa học: Nephrolepis cordifolia) thuộc họ Lomariopsidaceae là một loại cây cảnh đẹp, dễ chăm sóc, có chức năng lọc không khí, tạo ra oxy rất tốt cho sức khỏe… Cây Dương ...

Hướng dẫn

Cây Dây Nhện

Cây Dây NhệnCây Dây Nhện – Cỏ Lan Chi (tên khoa học: Chlorophytum Comosum) có khả năng hấp thụ tới 85% lượng khí Formaldehyde độc hại trong không khí xung quanh nó… Cây Dây Nhện – “Cây lọc không khí s...

Hướng dẫn

Cây Lan Ý

Cây Lan ÝKhông khí không trong lành chính là một trong những lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, là nguyên nhân khiến tinh thần học tập và làm việc của bạn đi xuống. Vậy làm cách nào để th...