Họ nhà lan được chia thành vài trăm chi khác nhau và hàng ngàn loài tuy nhiên lan hồ điệp lại là loài được biết đến nhiều nhất và phù hợp với mắt nhìn thưởng thức của phần lớn người chơi hoa.
Do có nguồn gốc phát triển trong các khu rừng nhiệt đới nên chúng không đòi hỏi quá khắt khe, trong điều kiện môi trường phù hợp chúng sẽ nở hoa và rực rỡ trong nhiều tháng. Trong bài viết này, Nhà Thông Minh Kinh Bắc sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc lan hồ điệp, cách trồng lan hồ điệp khi tách chậu, việc chăm sóc cây cũng sẽ tùy thuộc vào địa thế nơi bạn sống nên hãy tham khảo thêm với người bán cây cho bạn.
Đặc điểm sinh trưởng của lan hồ điệp
Lan hồ điệp là giống cây thân thảo lâu năm, tốc độ sinh trưởng khá chậm. Ngay cả trong điều kiện khí hậu, đất, nước thích hợp thì cũng phải cách 40 ngày cây mới mọc ra được một lá hoàn chỉnh. Từ lúc nhân giống, bạn phải chờ đợi từng lá một cho đến khi cây có trên 4 lá thì lúc đó mới có khả năng ra chồi hoa. Chính vì thế mà nhiều người đánh giá loại cây này là khá khó tính, khó chăm và khó trồng.
Trong phong thủy, lan hồ điệp hợp nhiều cung mệnh. Lan hồ điệp màu hồng sẽ tương hợp với người mệnh Hỏa, màu trắng là lựa chọn dành cho người mệnh Kim. Màu sắc sở hữu hợp nhất cho mệnh Thổ là màu đỏ và những màu mang thể phối theo là màu tím và hồng. Do đó, những gia chủ mệnh này nên trồng lan hồ điệp trong nhà để tăng cường vận mệnh tươi sáng, phát huy tài khí và đặc biệt giúp tinh thần luôn thư giãn, an nhiên.
Cách trồng lan hồ điệp, cách thay chậu lan hồ điệp
Lan hồ điệp là loài hoa có giá trị kinh tế cao, do đó nó rất cần được quan tâm đúng cách để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Trong quá trình trồng lan, bạn cần nắm rõ các bước để’ trồng cây đúng nhất:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị than để trồng cây, than dùng được trong bước này cần là than phải đốt từ củi bởi loại than nào bền, 5-6 năm mới cần thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ.
Tiếp theo, bạn cho phần than củi lót dưới chậu, chỉ khoảng 1/3 lượng than củi bạn có, sau đó lấy 1 lớp mỏng xơ dừa đã băm nhỏ cho vào chậu rồi đặt cây đứng với tư thế mong muốn.
Cho hết phần còn lại xơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu khoảng 1cm, vỗ xung quanh chậu cho xơ dừa xuống đều để giữ cây đúng tư thế, sau đó tưới nước luôn cho cây.
Trong trường hợp nơi trồng lan hồ điệp là trên lan can, mái hiên hoặc sân thượng thì bạn nên đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế… để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của bê tông, mái tôn xung quanh.
Cách chăm sóc lan hồ điệp
Trong quá trình chăm sóc cho cây, những yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lan hồ điệp bạn cần quan tâm:
Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm
Lan hồ điệp phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18-29 độ c, nếu để ở nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây khó hấp thụ dinh dưỡng và nhanh bị chết. Ngoài ra, mặc dù cây lan là loài cây ưa ánh sáng, bạn không nên để’ lan hồ điệp trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà nên đặt ở trong nhà, cạnh cửa kính đê’ tránh hoa nhanh bị héo. Cuối cùng, duy trì độ ẩm lý tưởng cho cây trong khoảng 50% đến dưới 80%.
Phân bón cho cây và nước tưới
Bón phân NPK sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, đặc biệt là vào mùa hè. Vào mùa đông, lan hồ điệp sẽ cần ít dinh dưỡng hơn, nên bạn cần giảm hàm lượng phân bón xuống. Trước và sau khi bón phân, bạn phải tưới nước đầy đủ cho cây để tránh chất lượng của hoa bị suy giảm.
Vào mùa xuân, khi độ ẩm không khí cao, tưới nước cho cây từ 5 – 7 ngày 1 lần. Mùa hè và mùa thu, khi nhiệt độ cao, tưới đẫm cho cây 1 – 2 ngày một lần. Lưu ý, khi tưới nước, bạn chỉ được tưới vào rễ mà không được tưới lên hoa và lá. Bầu không khí ẩm sẽ giúp cây ngậm nước mà bộ rễ không bị đẫm nước.
Chọn khu vực thông thoáng để đặt cây
Khi đặt lan hồ điệp ở vị trí càng thông thoáng thì nguy cơ mắc sâu bệnh và nấm càng thấp. Tuy nhiên cũng cần tránh đặt cây hoa tại những nơi có gió mạnh bởi nó sẽ khiến hoa nhanh bị khô và hỏng nhanh hơn. Trong trường hợp cây ra hoa và bạn muốn đem vào nhà trưng thì nên để cây cách xa hơi lạnh của máy điều hòa.
Phòng ngừa sâu bệnh cho lan hồ điệp
Hãy chú ý quan sát thật kỹ những thay đổi của lan hồ điệp trong quá trình nuôi trồng, bởi chúng dễ bị sâu bệnh tấn công nếu như điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh bị thay đổi. Khi phát hiện sâu tấn công hoa, hãy sử dụng nước xà phòng loãng để rửa sạch cây và ngăn ngừa sâu đẻ trứng. Sau đó lau sạch cây bằng một chiếc khăn mềm để không làm dập và nát hoa. Nếu tình trạng sâu bệnh quá nhiều, hãy sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng để loại bỏ sâu bệnh.
Cắt tỉa lan hồ điệp
Đối với những loại cây trồng dễ sinh trưởng, việc cắt tỉa rễ sẽ giúp nứt rễ, giúp cây phát triển tốt hơn, tuy nhiên với lan hồ điệp thì bạn nhất định không nên cắt bỏ rễ vì rất dễ gây họa cho cây hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cây.
Bạn chỉ nên cắt tỉa gốc hoặc thân cây nếu cây bị khô héo hoặc úng vàng, hãy chắc chắn là chúng đã chết, hoặc nếu để lại sẽ ảnh hưởng những nhánh cây khác.